Logo của tôi

Logo của tôi

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Bài thuyết minh về tác phẩm Logo trường THPT Nguyễn Trãi

                                               
  BÀI THUYẾT MINH LOGO
?%>

 Logo được sử dụng với các gam màu chủ đạo,
nhẹ nhàng với màu trắng, nổi bật với màu xanh và rực rỡ với màu vàng, mạnh mẽ sắc nét bởi màu đen và đỏ, có xen lẫn một chút mềm mại của vài nét chữ thư pháp cổ xưa. Hình ảnh trung tâm được thể hiện khá rõ nét, quyển vở tri thức được đặt bên cạnh ngọn đuốc niềm tin đang cháy, bật lên ý nghĩ chủ đạo của logo, đó là sự thành đạt phải bắt nguồn từ niềm tin và tri thức, niềm tin rực cháy soi rọi con đường tri thức đưa ta đến bến bờ thành công vinh quang để ngày mai tỏa sáng.
Đặc biệt phía bên trên lấp lánh bởi một chòm “Sao Khuê” gồm 16 ngôi sao vàng rực rỡ, đua nhau tỏa sáng ví như tâm hồn và sự nghiệp của Nguyễn Trãi mãi mãi tỏa sáng rực rỡ đến muôn đời. Đế của logo là hình ngọc trai – biểu tượng cho sự thanh khiết tâm hồn của Ức Trai – Nguyễn Trãi.
Trên bìa của quyển sách có ghi tên Website của trường và khẩu hiệu “Dạy tốt – Học tốt”, đây là một truyền thống tốt đẹp luôn được thầy cô trường THPT Nguyễn Trãi trân trọng và ý thức giữ gìn, phát huy để vị thế của trường ngày càng được nâng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Đề cương ôn thi Vật Lí 11 (học kì II)

ÑEÀ CÖÔNG OÂN THI VAÄT LÍ HOÏC KYØ II
¨



Câu 1: Từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì?
ETừ trường xuất hiện xung quanh dòng điện hay một nam châm.
ETừ trường gây ra lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt gần nó.

Câu 2: Nêu định nghĩa, phương, độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại một điểm. Đơn vị cảm ứng từ?
Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vectơ cảm ứng từ B:
ECó hướng trùng với hướng của từ trường.
ECó độ lớn là: với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn l, cường độ I, đặt vuông góc với từ trường đặt gần đó.
EĐơn vị: B (T), F (N), I (A), l (m).

Câu 3: Định nghĩa từ trường đều, phát biểu quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ?
ETừ trường đều là từ tường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau.
EQuy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái sao cho vectơ cảm ứng từ ( ) hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện (M1M2)thì ngón cái chõi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ ( ).

Câu 4: Lực Lo-reen-xơ là gì? Viết công thức?
Mọi hạt điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của lực từ lực này là lực Lo-ren-xơ.

Câu 5: Viết công thức tính từ thông qua diện tích S và đơn vị? Nêu cách làm biến đổi từ thông?
ECông thức tính từ thông qua tiết diện S trong một từ trường đều: (Wb)
E : pháp tuyến của tiết diện S
ECách là biến đổi từ thông: Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.

Câu 6: Phát biểu định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và dịnh luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng. Viết biểu thức liên hệ?
EĐịnh luật Fa-ra-đây: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
EĐịnh luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín nói riêng có tác dụng chống lại chuyển động gây nên sự biến thiên từ thông qua mạch kín.
EBiểu thức:  

Câu 7: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện phụ thuộc và những yếu tố nào?
Cảm ứng từ trong từ trường của một dòng điện chạy trong một dây dẫn có hình dạng nhất định phụ thuộc vào cảm ứng từ  tại một điểm M:
ETỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường
EPhụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn
EPhụ thuộc vào vị trí điểm M
EPhụ thuộc vào môi trường xung quanh.

Câu 8: Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ?
Quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-reb-xơ: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều của  khi q0 > 0  và ngược chiều  khi q0 < 0. Lúc đó, chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón cái choãi ra.

Câu 9: Phát biểu suất điện động tự cảm. Viết biểu thức?
Suất điện động cảm ứng có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch:  
Câu 10: Dòng điện Fu-cô là gì? Nêu tính chất, công dụng của dòng điện Fu-cô?
EDòng điện Fu-cô: là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các khối kim loại chuyển động trong một từ trường hoặc đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian.
ETính chất: mọi kim loại đều chịu tác dụng của lực hãm điện từ, tỏa nhiệt.
ECông dụng: ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ôtô hạng nặng, trong các lò cảm ứng nung nóng kim loại, lò tôi.

Câu 11: Định nghĩa hiện tượng tự cảm. Trong trường hợp nào có hiện tượng tự  cảm?
EHiện tượng cảm ứng từ là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
ETrường hợp nào có hiện tượng tự cảm:
P  Xảy ra đối với dòng diện một chiều khi đóng mạch do dòng điện đột ngột tăng.
P  Khi ngắt mạch dòng điện đột ngột giảm
P  Đối với dòng điện xoay chiều (AC): dòng điện tự cảm luôn xảy ra.

Câu 12: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
EĐịnh luật khúc xạ ánh sáng:
P  Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
P  Với hai môi trường trong suốt nhất định tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn  không đổi: hằng số.




Câu 13: Thế nào là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng?
Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng: ánh sáng truyền đi theo đường nào thỉ cũng truyền ngược lại theo đường đó. Biểu thức:

Câu 14: Thế nào là phản xạ toàn phần, điều kiện?
EĐịnh nghĩa: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
EĐiều kiện:
P  Ánh sàng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn n2 < n1
P  Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn

Câu 15: Chiết suất tuyệt đối là gì? Viết biểu thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và tyết đối?
EChiết suất tuyệt đối là (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó với chân không.
EBiểu thức liên hệ:

Câu 16: Cáp quang là gì? Nêu cấu tạo và ứng dụng?
ECáp quang là bó sợi quang. Mổi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
ECấu tạo: gồm hai phần chính:
P  Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn.
P  Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất nhỏ hơn phần lõi.
ECông dụng: truyền thông tin, nội soi trong Y học,...

Câu 17: Thấu kính là gì? Hãy kể tên các loại thấu kính?
EThấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một măt phẳng.
ECó 2 loại thấu kính: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Câu 18: Cấu tạo của lăng kính và các đặc trưng quang học của lăng kính?
ECấu tạo: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,...) thường có dạng lăng trụ tam giác. Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy và hai mặt bên.
EVề phương diện quang học, một lăng kính đươc đặc trưng bởi: góc chiết quang A và chiết suất n.

Câu 19: Thế nào là sự điều tiết? Điểm CC, điểm CV?
EĐiều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.
EĐiểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV.
EĐiểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC.

Câu 20: Nêu cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. Viết công thức độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực?
EKính lúp: Cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ co tiêu cự nhỏ. Là dụng cụ quang bỏ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Số bội giác:
EKính hiển vi: cấu tạo gồm:
P  Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ
P  Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi thấu kính
P  Công dụng: Là dụng cụ quang bỏ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ.
P  Số bội giác:
EKính thiên văn: cấu tạo gồm:
P  Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn
P  Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi thấu kính.
P  Công dụng Là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.
P  Số bội giác:
Câu 21: Các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách khắc phục?
Tật của mắt
Đặc điểm
Cách khắc phục
Mắt cận
fmax < OV
Ÿ Đeo kính phân kì
Ÿ fk = - OV (kính sát mắt)
Mắt viễn
fmax > OV
Ÿ Đeo kính hội tụ
Ÿ Tiêu  cự có giá trị sao cho mắt đeo kính nhìn gần như mắt không tật
Mắt lão
CC dời xa mắt
Ÿ Đeo kính hội tụ
Ÿ Tác dụng của mắt như với mắt viễn


Câu 22: Năng suất phân li của mắt là gì?
Là góc trông nhỏ nhất  mà mắt còn phân biệt đươc hai điểm cực cận và cực viễn.

Câu 23: Trình bài sự lưu ảnh của mắt và các công dụng?
Tác động của ánh sáng lên màng lưới còn tồn tại khoảng 1/10 giây sau khi ánh sáng tắt. Nhờ hiện tượng này mà mắt các vật trên màn ảnh chiếu phim, trên màn hình tivi chuyển động một cách liên tục.









Đề cương ôn thi Vật Lí 11 (học kì I)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 11 (CB)
Phần câu hỏi:
1/   Hãy phát biểu định luật Cu – long? Viết công thức và nêu ý nghỉa từng đại lượng trong công thức?
2/   Hãy phát biểu thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích?
3/   Điện trường là gì? Cường độ điện trường là gì? Đường sức diện là gì? Điện trường đều là gì?
4/   Công của lực điện trong điện trường đều là gì? Công của lực và độ giảm điện năng của điện tích trong điện trường như thế nào?
5/   Hãy phát biểu điện thế là gì? Hiệu điện thế đặt giữa hai điểm M, N và viết công thức?
6/   Tụ điện là gì? Điện dung của tụ điện là gì? Viết công thức?
7/   Dòng điện không đổi là gì? Cường độ dòng điện là gì? Phát biểu suất điện động của nguồn?
8/   Hãy phát biểu định luật Jun-len-xơ? Điện năng tiêu thụ là gì? Xác định công thức suất điện động của đoạn mạch? Công thức tỏa nhiệt là gì?
9/    Phát biểu định luật ôm đối với toàn mạch, viết công thức?
10/   Nêu hai định luật Fa-ra-đây tổng quát nêu ý nghĩa từng đại lượng?
11/   Hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại, trong chất điện li, trong chất khí, trong chân không và trong chất điện li.

Phần trả lời:
1/ Định luật Cu – long: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nói liền hai điện tích điểm tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Công thức:
Trong đó: F (N): lực tương tác giữa hai điện tích
            r (m):  khoảng cách giữa hai điện tích
            q1, q2 (C): điện tích
            k: 9.109  hằng số điện

2/ Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích:
- Thuyết electron: Dựa và sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích hiện tương điện và tính chật điện của các vật gọi là thuyết electron.
- Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

3/ Điện trường, cường độ diện trường, đường sức điện và điện trường đều:
- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường có tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.
- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặt trưng cho tác dụng lực cả điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dung lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm dó và độ lớn của q.
- Đường sức diện là những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
- Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và dộ lớn; đường sức điện là  những đương song song cách đều.

4/ Công của lực điện trong điện trường đều, công của lực và độ giảm điện năng của điện tích trong điện trường:
- Công của lực điện trong sự di chuyển của các điện tích trong điện trường đều từ M đến N là , không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
- Công của lực và độ giảm điện năng của điện tích trong điện trường: Khi một điện tích q di chuyển từ M đến N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

5/  Điện thế, hiệu điện thế đặt giữa hai điểm M, N và viết công thức:
 - Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lương đặt trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác dịnh bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q.
- Hiệu điện thế đặt giữa hai điểm M, N và viết công thức: Hiệu điện thế đặt giữa hai điểm M, N trong điện trường đặt trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một diện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công lực điện tác dụng lên diện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q. Công thức: .
6/ Tụ điện, điện dung của tụ điện, viết công thức:
- Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- Điện dung của tụ điện là đại lương đặt trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu diện thế giữa hai bản của nó. .
7/ Dòng điện không đổi, cường độ dòng điện, suất điện động của nguồn:
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi.
- Cường độ dòng điện là đại lương đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác dịnh bằng thương số của điện lương  và dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian và khoảng thời gian đó. .
- Suất điện động E của nguồn là đại lương đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số của công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

8/ Định luật Jun-len-xơ, điện năng tiêu thụ, công thức suất điện động của đoạn mạch, công thức tỏa nhiệt:
- Định luật Jun-len-xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
- Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. .
- Công suất tỏa nhiệt P  ở một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tóc độ tỏa nhiệt của vật dẫn dó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian. P  
9/Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
10/ Định luật Fa-ra-đây:
-    Định luật Fa-ra-đây thứ nhất: Khối lượng vật chất giải phóng ở của điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.
-    Định luật Fa-ra-đây thứ hai: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ thuận với đương lượng gam của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F được gọi là Fa-ra-đây.
Công thứ tổng quát:
11/ Bản chất của dòng điện trong:
-  Kim loại: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự d dưới tác dụng của điện trường
-  Chất điện phân: Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngước nhau.
-  Chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều diện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hat tải điện này do chất khí bi ion hóa sinh ra.
-  Chân không: Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
-  Chất bán dẫn: Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và các lỗ trống chuyễn động cùng chiều điện trường.